Tự sửa chữa máy nén khí khi gặp sự cố đột ngột

Máy nén khí đóng những vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất, tuy nhiên nếu chúng gặp phải sự cố thì cũng sẽ gây thiệt hại không hề nhỏ cho doanh nghiệp của bạn. Vậy làm thế nào để bạn có thể khắc phục được những sự cố đó đơn giản, nhanh chóng và hạn chế tối đa rủi do?

Máy nén khí Puma PK150300

Máy nén khí không chạy có thể là do vấn đề về nguồn cấp điện

Sự cố thường gặp nhất xảy ra với máy nén khí

Máy nén khí không chạy

-Nguyên nhân: có thể là vấn đề về nguồn cấp điện hoặc một thiết bị bảo vệ máy kích hoạt.
-Cách sửa chữa:
Kiểm tra lỗi trên màn hình máy nén khí.
Kiểm tra nguồn cung cấp điện.
Kiểm tra các rơ le bảo vệ máy nén khí.
Kiểm tra thứ tự pha cấp điện cho máy nén khí, nếu ngược pha máy sẽ không chạy.
Mách bạn cách tự sửa chữa máy nén khí khi gặp sự cố đột ngột 2
Máy nén khí mặc dù hoạt động nhưng chạy không tải cần kiểm tra nguồn điện, van hút,…

Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải

– Nguyên nhân: Máy nén khí có thể chạy có tải hoặc không tải. Van hút sẽ đóng mở tùy thuộc vào lưu lượng khí nén sử dụng và được điều khiển bởi hệ thống van điện từ.
– Cách sửa chữa:
Kiểm tra cuộn dây điều khiển van điện.
Kiểm tra nguồn điện cấp đến van điện từ máy nén khí
Kiểm tra xem van hút có mở không khi máy chạy.
Mách bạn cách tự sửa chữa máy nén khí khi gặp sự cố đột ngột 3
Thời tiết mùa hè máy nén khí thường dừng hoạt động đột ngột

Máy nén khí dừng đột ngột

– Nguyên nhân: đây là lỗi thường gặp trong mùa hè, máy dừng do lỗi nhiệt độ cao
– Cách sửa chữa:
Mức dầu dùng để bôi trơn và làm mát quá thấp cần bổ sung thêm.
Kiểm tra việc lưu thông gió trong phòng máy.
Van điều khiển nhiệt độ dầu không hoạt động
Quạt làm mát máy nén khí bị hỏng.
Sử dụng sai loại dầu máy nén khí.
Dầu bôi trơn quá bẩn hoặc bị tắc.
Mách bạn cách tự sửa chữa máy nén khí khi gặp sự cố đột ngột 4
Máy nén khí chạy ì ạch không tạo đủ áp lực có thể do rò rỉ khí nén

Máy nén khí chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực

– Nguyên nhân: nhu cầu sử dụng khí nén thấp hoặc rò rỉ khí nén ở đâu đó trên đường ống.
– Cách sửa chữa:
Kiểm tra sự chênh lệc áp suất trước và sau khi tách dầu. Thay thế tách dầu nếu tách dầu cũ bị hỏng.
Kiêm tra van hút có mở hoàn toàn?
Kiểm tra lọc khí có bị tắc không bằng chênh lệch áp suất trước và sau khi lọc khí. Thay thế nếu bị lỗi.

Với những chia sẻ hay trên là bạn đã có thể tự mình khắc phục sự cố với máy nén khí rồi đúng không nào? Chúng được áp dụng cho tất cả các dòng máy nén khí: may nen khi puma, máy nén khí Fusheng,… Không cần phải chờ thợ sửa chữa đến hay mang đến cửa hàng bảo hành mà bạn vẫn có thể vận hành máy tốt giúp hạn chế tối đa thiệt hại mà sự cố ngừng sản xuất gây ra cho doanh nghiệp bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button