Áp suất khí được tạo ra từ may nen khi puma, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Nguyên lý hoạt động chung của máy nén khí
– Nguyên lý thay đổi thể tích: không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật Boyle – Maritte áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này là máy nén khí kiểu pittong, bánh răng, cánh gạt.
– Nguyên lý động năng: không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó áp suất khí nén được tạo ra bằng động năng của bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như máy nén khí kiểu li tâm.
Phân loại
Gồm máy nén khí kiểu pittong, máy nén khí cánh gạt và máy nén khí kiểu trục vít.
1. Máy nén khí kiểu pittong
Nguyên lý hoạt động:
Hình 1: Nguyên lý hoạt động của máy nén khí pittong một cấp
Máy nén khí kiểu pittong một cấp có thể hút được lưu lượng đến 10m3/phút và áp suất nén được là 6 bar, có thể trong một số trường hợp áp suất nén lên đến 10 bar. Máy nén khí kiểu pittong 2 cấp có thể nén đến áp suất 15 bar. Loại máy nén khí kiểu pittong 3,4 cấp có thể nén áp suất đến 250 bar.
Loại máy nén khí một cấp và 2 cấp thích hợp cho hệ thống điều khiển bằng khí nén trong công nghiệp. Máy nén khí kiều pittong được phân loại theo số cấp nén, loại truyền động và phương thức làm nguội khí nén.
2. Máy nén khí kiểu cánh gạt
Nguyên lý hoạt động:
Hình 2: Nguyên lý làm việc của máy nén khí kiểu cánh gạt
Không khí được hút vào buồng hút, trong biểu đồ p – V ứng đoạn d – a. Nhờ roto và stato đặt lệch nhau một khoảng lệt tâm e, nên khi roto quay chiều sang phải thì không khí sẽ vào buồng nén, trong biểu đồ p – V tương ứng đoạn a – b. Sau đó khí nén sẽ vào buồng đẩy, trong biểu đồ tương ứng đoạn b – c.
3. Máy nén khí kiểu trục vít
Nguyên lý hoạt động:
Hình 3: Nguyên lý hoạt động máy nén khí trục vít
Máy nén khí kiểu trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Thể tích khoảng trống giữa các răng sẽ thay đổi khi trục vít quay được một vòng. Như vậy sẽ tạo ra quá trình hút ( thể tích khoảng trống tăng lên), quá trình nén (thể tích nhỏ lại) và cuối cùng là quá trình đẩy (hình 3)
Hình 4: Cấu tạo máy nén khí trục vít
Phần chính của máy nén khí kiểu trục vít gồm có 2 trục: trục chính và trục phụ (hình 4). Số răng (số đầu mối) của trực xác định thể tích làm việc (hút, nén), khi trục quay một vòng. Số răng càng lớn, thể tích hút, nén của một vòng quay sẽ nhỏ. Số răng (số dầu mối) của trục chính và trục phụ không bằng nhau sẽ cho hiệu suất tốt hơn. Trong hình (hình 4 ) trục chính (2) có 4 đầu mối (4 răng), trục phụ (1) có 5 đầu mối (5 răng).
Máy nén khí trục vít gồm 2 loại: Máy nén khí trục vít có dầu bơi trơn và không có dầu bơi trơn. Máy nén phục vụ cho công nghệ thực phẩm, ví dụ công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất, người ta thường sử dụng loại máy nén khí không có dầu bôi trơn. Đối với công nghiệp năng, nhất là trong lĩnh vực điều khiển thì người ta thường sử dụng máy nén khí có dầu bôi trơn, để tránh sự ăn mòn hệ thống ống dẫn và các phần tử điều khiển.
Hiện nay, công ty chúng tôi đang cung cấp và phân phối máy nén khí Puma chính hãng với chất lượng đảm bảo mà giá thành hợp lý. Hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline để được tư vấn và báo giá sản phẩm.
Xin chân thành cảm ơn!