Máy nén khí với nhiệm vụ cung cấp nguồn khí nén cho các hoạt động của thiết bị khí khi lượng khí này được sinh ra nếu chưa được sử dụng ngay sẽ được tích trữ trong bình chứa khí.Sử dụng máy nén khí như thế nào để tiết kiệm điện là điều quan trọng mà ít ai quan tâm đến.
Với những doanh nghiệp sản xuất, hệ thống máy nén khí là một trong những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất, chiếm từ 5%-30% tổng điện năng tiêu thụ, tùy theo ngành nghề. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việcvận hành hiệu quả hệ thống máy nén khí. Theo các chuyên gia của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng, có rất nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống khí nén mà không cần đầu tư cao, thời gian hoàn vốn luôn dưới 3 năm, hoặc không phải đầu tư. Dưới đây, là một số giải pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp nên áp dụng.
Chế độ điều khiển cung cấp khí có tải/ không có tải:
Chế độ này đề cập đến việc kiểm soát không khí đầu vào qua van cửa vào. Có nghĩa là, khi áp suất đạt đến giới hạn trên, van cửa vào sẽ đóng và máy nén sẽ đi vào trạng thái hoạt động không tải; khi áp suất đạt dưới hạn dưới, van cửa vào sẽ mở và máy nén sẽ đi váo trạng thái hoạt động có tải.
Máy nén khí không cho phép tình trạng hoạt động có tải trong thời gian dài, công suất định mức của motor được chọn theo nhu cầu thực tế lớn nhất và thông thường được thiết kế dư tải. Các thiết bị khởi động chịu sự hao mòn lớn và đó là nguyên nhân làm cho tuổi thọ motor giảm, do đó sẽ nặng về công việc bảo trì. Mặc dù phương pháp giảm điện áp đã được áp dụng, dòng khởi động vẫn còn rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lưới điện và ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của các thiết bị tiêu thụ điện khác. Hơn nữa, trong mọi trường hợp sự hoạt động là liên tục và động cơ của máy nén khí không được hỗ trợ điều chỉnh tốc độ, do đó sự thay đổi áp suất và lưu lượng không được dùng trực tiếp để giảm tốc độ và điều chỉnh công suất đầu ra cho phù hợp, và motor không cho phép khởi động thường xuyên, đó là nguyên nhân làm cho motor vẫn còn chạy không tải trong khi lượng khí tiêu thụ rất nhỏ, làm tiêu tốn một lượng lớn điện năng.
Rò rỉ khí nén cũng dẫn đến lãng phí năng lượng trong hệ thống may nen khi puma (có thể lãng phí từ 20-30% công suất của máy). Ngoài ra, rò rỉ khí nén còn làm cho áp suất hệ thống dao động, công suất máy nén quá tải, giảm tuổi thọ và tăng chi phí bảo trì thiết bị. Do vậy, phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những vị trí rò rỉ khí nén để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thường xuyên kiểm tra và thay bộ lọc khí khi cần thiết, bởi bộ lọc khí bị bẩn sẽ khiến không khí bẩn từ bên ngoài vào trong hệ thống, khiến máy nén khí phải làm việc nhiều hơn để nạp khí vào, tiêu hao nhiều năng lượng.
Định kỳ kiểm tra năng suất của máy nén khí. Nếu thấy thời gian nạp đầy khí vào bình từ áp suất bình chứa trước và sau khi nén tăng, chứng tỏ năng suất làm việc của máy bị suy giảm. Lúc này, cần có giải pháp điều chỉnh để tránh việc lãng phí năng lượng.
Tách rời hệ thống cao áp và hạ áp, bố trí hợp lý và cài đặt áp suất các máy nén khí phù hợp với từng mảng nhu cầu khí nén ở áp suất cao, hoặc áp suất thấp. Giải pháp này sẽ giảm mức tiêu thụ điện năng; giảm rò rỉ khí nén và giảm chi phí vận hành (giảm hao mòn hư hỏng khi vận hành ở áp suất thấp hơn, giảm chi phí đầu tư mua các van giảm áp…).
Duy trì chất lượng khí nạp cũng là yếu tố cần thiết để giảm chi phí sử dụng năng lượng và đảm bảo hiệu suất của máy nén khí. Chất lượng khí nạp kém có thể gây ra những tác động tiêu cực lên thiết bị, làm tăng điện năng tiêu thụ và chi phí bảo trì.
Nên lắp đặt các đồng hồ đo áp suất ở những vị trí cần thiết, nhằm kiểm soát hiện tượng sụt áp trên mạng phân phối. Từ đó phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây sụt áp để có giải pháp xử lý kịp thời. Bởi khi sút áp, máy nén khí phải hoạt động nhiều hơn và tiêu hao nhiều năng lượng.