1. Hướng dẫn chung
Các ký hiệu sau được sử dụng trong cuốn tài liệu này để hướng dẫn:
– Chỉ dẫn an toàn về vận hành máy mà trong đó nếu không theo dõi, quan sát sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng
là ký hiệu chung theo tiêu chuẩn DIN 4844-W9.
– Cảnh báo về điện ( Là ký hiệu an toàn chung theo tiêu chuẩn DIN 4844-W8 )
2 Các biện pháp an toàn chung
Các yêu cầu và hướng dẫn an toàn không đề cập trong phần hướng dẫn an toàn vẫn giữ hiệu lực
– Những chỉ dẫn này là những chỉ dẫn cơ bản được đi kèm với công viêc lắp đặt, vận hành và hướng dẫn. Thợ cơ khí và người vận hành phải đọc trước khi lắp đặt và vận hành bơm và luôn được để tại nơi vận hành bơm. Người chưa quen sử dụng bơm không nên thao tác với bơm.
Trẻ em và người dưới 16 tuổi không được sử dụng bơm và tránh xa nơi vận hành máy.
– Nơi vận hành cần phải được tuân thủ theo yêu cầu của địa phương
– Sử dụng các dụng cụ an toàn lao động như: ủng, găng tay cao su, kính ,mũ bảo hiểm.
– Đảm bảo lối thoát hiểm khỏi nơi vận hành máy
– Đề phòng hơi độc thoát ra do các khí độc, đảm bảo phải có lỗ thông oxy
– Nếu phải dùng dụng cụ hàn hoặc các dụng cụ điện, đảm bảo không bị cháy nổ
– Ngay sau khi sữa chữa hoặc bảo hành, toàn bộ các thiết bị an toàn và bảo vệ cần được lắp lại và được đúng chỗ theo đúng chức năng
– Người vận hành bơm phải có trách nhiệm với bên thứ ba trong khu vực vận hành bơm cơ, chiều dài của cáp, điện thế vận hành, tỷ lệ xoay. Tối thiểu là một điện trở thích hợp và bộ lọc cần lắp giữa máy biến tần và bơm để bảo vệ động cơ bị hỏng do nguồn điện.
– Không đặt tay và ngón tay tại đầu hút hoặc đầu đẩy của bơm khi bánh công tác đang quay
– Đảm bảo không có người ở trong môi chất bơm khi bơm
– Phải chú ý các biểu chỉ dẫn / biển cấm về an toàn và sức khoẻ. Theo luật pháp về việc sử dụng sản phẩm, chúng tôi khuyến cáo khách hàng chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về việc hỏng hóc bơm phụ kiện do thiếu quan sát
3.Ứng dụng và mô tả kỹ thuật
3.1 Ứng dụng
– Nếu bơm được dùng để làm sạch hoặc bảo dưỡng bể bơi cần đảm bảo chắc chắn không còn người trong bể khi bơm đang hoạt động và bơm được tranh bị bởi ngắt mạch tiếp đất 30mA
– Loại bơm này được thiết kế dùng cho bơm nươc thải, bơm các môi chất chứa bùn hoặc chất rắn loại mềm.
– Bơm được lắp tại các khu vực công cộng, tư nhân, các trung tâm thương mại và các nghành công nghiệp
– Bơm không được dùng để bơm các môi chất có lượng chất rắn có lượng ăn mòn cao như cát, sạn.Trước khi bơm các môi chât hoá chất có tính ăn mòn cao, cần kiểm tra về chất liệu ăn mòn của bơm
– Bơm được lắp cố định hoặc di động.
+ Bơm lắp chìm có thể dựng đứng trên một bệ đỡ hoặc bằng hệ thống thanh ray dẫn hướng với khớp nối tự động
+ Bơm lắp khô được đặt trong một hố thu riêng. Toàn bộ các loại bơm này đều có vỏ làm mát động cơ.
– Cần lưu ý về tần số thay đổi ( biến tần ) khi bơm hoạt động, cần tính toán một cách đầy đủ, chính xác trong quá trình thiết kế để lắp đặt và các thông số như: Thiết kế mạch biến tần, mã lực của bơm, hệ thống làm mát động cơ.
3.2. Điều kiện vận hành
– Nhiệt độ môi chất tối đa: 350C; có thể lên tới 600C
– Tỷ trọng môi chất bơm: Tối đa 1100kg/m3.
– Độ PH của môi chất : Từ 5 đến 11
– Mực nước của môi chất: Mức thấp nhất phải luôn ở trên đầu của của vỏ bơm.
Vận hành: Động cơ bơm tsurumi được thiết kế để vận hành liên tục (S1) với động cơ đặc chìm hoàn toàn tối đa là 15 lần khởi động/giờ
3.3 Môi trường cháy nổ
– Nếu vận hành bơm ở môi trường cháy nổ, chỉ được dùng loại model.
– Trong trường hợp lắp đặt riêng lẻ,tiêu chuẩn/cấp bảo vệ chống cháy nổ của bơm phải được chứng nhận bởi chính quyền địa phương điều khiển khác đươc dùng, phải có rơ le cảm biến nhiệt ở phần khởi động cơ theo mức tiêu thụ điện của động cơ bơm ( Xem thông số trên mác của động cơ )
Khởi động động cơ:
Động cơ của bơm được thiết kế có thể khởi động theo kiểu trực tiếp ( DOL ) hoặc khởi động sao tam giác ( kiểm tra trên mác của bơm)
– Loại động cơ tiêu chuẩn nhỏ hơn 4 kw được thiết kế với kiểu khởi động trực tiếp. Toàn bộ các động cơ ghi điện thế là 400V ở trên mác đều có vòng dây để hoạt động với điện áp là 400V/3pha. Dây cáp động cơ chỉ U,V,W cần được nối với dây điện nguồn L1, L2, L3 thông qua phần khởi động động cơ theo trang 21 hình1.
– Các loại động cơ từ 4kw trở lên được thiết kế theo kiểu khởi động sao tam giác. Điều đó có nghĩa là tại mỗi đầu của từng cuộn stator được nối với một dây cáp của động cơ. Dây được đánh dấu U1/U2, V1/V2 và W1/W2. Đối với kiểu khởi động sao tam giác, phải được nối với hộp khởi động tương thích.
– Nếu động cơ được thiết kế theo kiểu sao tam giác như mô tả ở trên nhưng lại phải vận hành theo kiểu khởi động sao tam giác nguồn điện 400V/3pha, dây cáp của động cơ phải được nối theo kiểu tam giác ở hộp khởi động.
4. Vận chuyển và lựa chọn
– Không dùng cáp của ống đẩy để nâng, hạ, vận chuyển hoặc dịch chuyển bơm.
– Nên sử dụng tay, dây thừng hoặc xích để vận chuyển
– Có thể vận chuyển, xếp bơm theo chiều thẳng hoặc chiều ngang. Đảm bảo bơm không bị nghiêng, bị lăn. Nếu lưu kho lâu, bơm phải được bảo vệ chống ẩm, sương muối hoặc hơi nóng.
Nối/ đấu điện
– Trước khi cho bơm chạy thử, cần kiểm tra nhằm đảm bảo mức bảo vệ điện thế. Nối đất, tiếp đất, biến thế, ngắt dòng khi có lỗi, ngắt điện thế phải theo sự hướng dẫn.
– Điện thế yêu cầu theo bảng thông số kỹ thuật phải là nguồn điện có sẵn tại nơi lắp đặt.
– Bơm chìm được dùng ngoài toà nhà phải có cáp tối thiểu là 10m
– Đảm bảo chắc chắn ổ cắm, công tắc được lắp ở nơi không có nước và không bị ẩm. Trước khi khởi động, cần kiểm tra cáp cáp và ổ cắm xem có hỏng hóc không?
– Phần cuối của cáp nối với điện cấp không đựơc để chìm để tránh nước xâm nhập vào động cơ thông qua cáp
– Loại khởi động đông cơ thông thường tủ điều khiển theo tiêu chuẩn và bơm chống cháy nổ không được lắp trong môi trường dễ cháy nổ.
6.1 Nối động cơ ba pha.
– Bơm có động cơ ba pha cần được nối với tủ điều khiển riêng với khởi động động cơ,. ( HOMA có sẵn các phụ kiện. Nếu các thiết bị
– Cảm biến ngắt khi nhiệt độ khoảng 1300C ( đối với các model tiêu chuẩn )
– Các model có chống cháy nổ được thiết kế với động cơ lớn hơn 15kw và có cảm biến nhiệt, ngắt khi nhiệt độ lên cao hơn, khoảng 1400C, nối với cáp của động cơ, được đánh dấu đầu dây T1 và T2. Các đầu dây này phải được nối với một rơ le đặc biệt ở hộp khởi động để có thể khởi động lại bằng tay. Các model chống cháy nổ đều được thiết kế với cảm biến trên, với đầu dây T1, T2, T3 .Chúng cũng được nối như mô tả ở trên
– Seri MX/V……..-C và……..-D…….. 4 cực có một cảm biến khoá. Đầu dây T1 và T2 được nối với mạch an toàn ở hộp điều khiển để có thể khởi động lại động cơ bằng tay khi động cơ được làm mát. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đóng nguồn điện cấp và bập lên sau khoảng 5 phút
6.2. Cảm biến nhiệt.
– Tất cả các loại bơm loại seri A đều có cảm biến nhiệt ở cuộn dây stator. Cảm biến sẽ hoạt động trong trường hợp quá nhiệt và tắt nguồn của động cơ.
– Model tiêu chuẩn có cảm biến nối với cáp của động cơ, đầu dây được đánh dấu T1 và T3. Các đầu dây này được nối với mạch an toàn tại hộp điều khiển để động cơ có thể tự động khởi động lại khi động cơ được làm mát.
Kiểm tra hướng quay
– Bơm có động cơ 3 pha phải được kiểm tra hướng quay đúng trước khi khởi động. Trên tủ điện điều khiển được sản xuất bởi máy bom chim nuoc thai may bom tsurumi, đèn điều khiển sẽ sáng nếu hướng quay không đúng: Với loại bơm nhỏ hơn, có thể kiểm tra hướng quay của động cơ bằng cách quan sát độ giật của bơm khi khởi động. Đặt bơm thẳng đứng trên nền đất và bơm một bên. Khởi động cơ. Như vậy bơm sẽ giật ngược kim đồng hồ nếu hướng quay đúng của động cơ theo chiều kim đồng hồ. Với bơm lớn hơn, có thể kiểm tra bằng cách quan sát hướng quay của bánh công tác qua đầu hút/ đầu đẩy. Khi đã lắp bơm xong, có thể kiểm tra bằng cách so cột áp ( áp suất của bơm ) và lưu lương ( lượng nước ) tại các hướng quay khác nhau. Hướng quay cho cột áp và lưu lượng cao hơn là hướng quay đúng. Nếu hướng quay sai, đảo hai cực của nguồn điện cấp. Sử dụng tủ điều khiển do HOMA sản xuất với ổ cắp theo tiêu chuẩn CEE có thể thay đổi bằng cách quay 1800 ổ cắm cực tại điểm cuối của phích cắm băng tôvít.
6.3 Cảm biến tình trạng gioăng
Bơm được thiết kế với :
a) Cảm biến gioăng ở khoang dầu
Hai cảm biến S1/S2 đo điện trở của dầu trong khoang dầu. Những cảm biến này được nối với thiết bị nhả/ngắt ở tủ điều khiển ( rơ le điện cực). Trong trường hợp nước lọt vào khoang chứa dầu thông qua gioăng trục, trở sẽ thay đổi. Thiết bị nhả/ ngắt cần điều chỉnh được trong khoảng từ 0 đến 100kW, tiêu chuẩn lắp là 5kW. Đối với các model chống cháy nổ, có thể chọn rơ le an toàn
b) Cảm biến gioăng nối
Hai cảm biến S3/S4 đo độ ẩm xâm nhập vào trong phần nối. Nhưng cảm biến này được nối với bảng điều khiển với thiết bị nhả/ ngắt với mạch kích an toàn riêng biệt (rơ le điện cực ).
Lấy 01 xích xiết chặt đầu bơm và hạ bơm từ từ xuống nước. Nếu lắp bơm trên nền đất bùn sền sệt, phải kê gạch ở dưới đề phòng bơm bị ngập xuống bùn.
Sau khi đã kiểm tra tất cả các yếu tố trên, chúng ta sẽ xem cách lắp đặt hệ thống máy bơm vào phần sau.
7. Lắp đặt
– Nếu bơm được lắp trong hố thu, khoảng hở của hố thu phải phủ băng tấm đậy sau khi lắp
– Người vận hành bơm cần biết bảo vệ bơm khi phòng lắp bơm bị lụt bằng các thiết bị thích hợp ( ví dụ: lăp thiết bị cảnh báo, lắp bơm dự phòng hoặc thiết bị tương tự ).
7.1 Lắp bệ đỡ bơm đặt chìm.
– Bệ đỡ bơm ( tách riêng ) như một phụ kiện tự chọn có thể được dùng để gắn cố định với phần dưới của bơm. Cố định nối chữ T 90o tại đầu đẩy của bơm. Bơm được lắp bằng đầu xả mệm hoặc ống nối cứng, van một chiều và van chặn.
– Nếu lắp bằng ống nối mềm thì cần kiểm tra để đảm bảo ống không bị thắt.
– Điều chỉnh độ dài của cáp để cáp không bị hỏng khi bơm chạy. Đảm bảo chắc chắn cáp không bị gập, kẹp.
7.2 Lắp đặt bơm chìm với khớp nối tự động
Lắp bơm cố định với khớp nối tự động. Cần theo sự chỉ dẫn sau để lắp hệ thống bơm của nhà máy bơm tsurumi:
♦ Đặt phần khớp nối tự động ở đáy hố lắp bơm. Dùng 01 dây rọi để định hướng đúng phần móc của thanh ray dẫn hướng ở bên trong viền hố. Khoan lỗ và xiết chặt móc của thanh ray dẫn hướng bằng 02 vít
♦ Đặt khớp nối tự động ở vị trí chính xác và xiết chặt với bu lông nở ở đáy hố. Nếu phần đáy của hố để bơm không bằng phẳng, bệ đỡ phải được lắp ngang.
♦ Lắp ống đẩy theo trình tư chung để ống không bị vặn hoặc quá căng.
♦ Lắp thanh ray vào vòng của khớp nối tự động và điều chỉnh độ dài của thanh ray và chốt chặt với miệng hố. Đảm bảo thanh ray không bị xoay quanh trục- là nguyên nhân gây ra tiếng kêu khi bơm đang hoạt động.
♦ Dọn sạch mảnh vỡ, rác bẩn khỏi hố bơm trước khi đặt bơm vào khớp nối.
♦ Đặt bích nối tại đầu đẩy của bơm. Cần đảm bảo chắc chắn lớp gioăng bằng cao su được đặt cố định vừa khít vào bích và không bị chệch khi bơm được hạ xuống hố. Trượt nhẹ thanh dẫn hướng của bích nối giữa thanh ray dẫn hướng và hạ bơm xuống hố bằng xích gắn vào móc của bơm. Khi bơm được đặt vào khớp nối tự động, nó sẽ tự động nối chặt.
♦ Treo đầu cuối của xích hạ bơm vào một điểm móc ở phần trên của hố.
Nếu bơm không dừng lại thì sẽ làm cháy bơm.
Lưu ý: Chỉ điều chỉnh và định vị cáp của phao báo cạn 1 cách phù hợp mới đảm bảo bơm hoạt động hiệu quả . Sau khi điều chỉnh, cần phải chaỵ thử bơm.
7.3. Lắp khô
Để lắp bơm ngoài hố thu, ống hút phải được nối với đầu của bơm.
Chỉ lắp khô khi bơm có vỏ làm mát động cơ
Bơm có thể lắp đứng hoặc ngang.
♦ Đặt bơm vào bệ.
♦ Đánh dấu và khoan lỗ xuống nền bê tông
♦ Gắn chặt bơm bằng bu lông nở
♦ Nối cáp động cơ và cáp điều khiẻn
♦ Lắp ống đẩy, ống hút, van chặn nếu có để đảm bảm bơm không bị nén khí do đường ống chặn.
7.4. Lắp với phao báo cạn:
– Bơm có thể được trang bị phao báo cạn. Phao hoạt động và dừng hoạt động theo mức nước trong hố bơm.
– Mức khác nhau giữa phần khởi động và phần dừng được điều chỉnh bằng độ dài của cáp giữa phao báo cạn và cáp buộc.
– Mức dừng hoạt động có thể điều chỉnh bằng cách này, nghĩa là bơm dừng trước khi mực nước xuống dưới đầu vỏ bơm.
– Mực nước bơm có thể hoạt động trở lại có thể dưới mức nước tại ống hút của hố.
– Mức cảnh báo cáo hơn nếu lắp phao báo cạn riêng , có thể điều chỉnh khoảng 10 cm trên mức khởi động
– Không đặt phao báo cạn trong hố thu và không cố định cáp của phao báo cạn tại 1 điểm ở hố thu bởi vị phao cần xoay quanh điểm cố định của cáp để họat động mà không có sự cố gì. Sự thiếu quan sát dẫn đến mức nước bị tràn do bơm không khởi động trở lại hoặc bơm chạy khô ( thiếu nước).
– Khi tháo vít để thăm dò ở khoang dầu,
Lưu ý : Có áp suất trong khoang dầu. Không tháo vít cho đến khi áp suất xả ra.
– Trước khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa, đảm bảo các phần quay phải đứng im.
Bơm hoạt động trong điều kiện bình thường cần phải kiểm tra tối thiểu 1 lần/ năm. Nếu môi chất bơm và chất bùn sền sệt hoặc có chất cát hoặc bơm hoạt động liên tục thì phải kiểm tra bơm sau 1000 giờ vận hành. Nếu bơm mới hoặc sau khi thay mới gioăng trục, phải kiểm tra mức dầu sau một tuần vận hành.
Để bơm hoạt động không bị hỏng hóc và nâng cao tuổi thọ của bơm, cần kiểm tra thường xuyên.
– Dòng điện định mức( A ): Kiểm tra băng ampe
– Các phần của bơm: Kiểm tra xem có hỏng hóc, thay thế các phần hỏng.
– Vòng bi ổ đỡ trục: Kiểm tra trục bơm xem có tiếng kêu hoặc vận hành mạnh ( quay trục của bơm băng tay ). Thay bi ở đỡ trục. Cần đại tu bơm thường xuyên để không bị vở hoặc động cơ hoạt động không đúng chức năng. Việc này do các sở bảo dưỡng uỷ quyền bởi hãng thực hiện.
– Cáp vào: Cáp nối không bị thấm nước, không bị kẹp
– Mức dầu và tình trạng của dầu trong khoang chứa dầu:
Dầu sẽ bị biến mầu nâu trắng như sữa nếu có nước. Nước vào có thể do gioăng trục bị hỏng. Thay dầu sau khoảng 3000 giờ. Loại dầu Shell Telhusn C22.HOMA-Atox nếu yêu cầu.
– Gioăng cơ học: Kiểm tra gioăng cơ học xem có bị vỡ không?