Cách kiểm tra độ an toàn của máy nén khí

1. Phải bảo đảm nguồn điện cung cấp ổn định và chắc chắn: nếu máy 220V và nếu máy ở dạng 380V phải đảm bảo đủ cả 3 pha đều có điện.

may_nen_khi

2.Phải đảm bảo độ nẩy của rơ le và van an toàn ở giữa hoặc đầu máy nén khí puma

không bị bủi bẩn bám làm kẹt do vận hành lần trước.

3.Phải đảm bảo rằng đồng hồ báo Kg/cm2 phải luôn trong tình trạng hoạt động.

4. Thao tác Xả nước ở trong bình, van xả thường nằm phía dưới đáy của bình nén khí , để tránh nước hoặc van sẽ bung ra quá mạnh do bình đang ở áp suất cao gây ảnh hưởng cho người kiểm tra, trước khi xả nước hãy xả bớt khí trong bình bằng van ở trên ta thường dùng để lấy hơi nằm sát với ngã năm ở đầu bình sao cho bình chỉ còn chứa từ 3-4kg là tốt nhất.

5. Thay nhớt khi thấy bẩn có thể thấy ở mắt nhớt dưới chân đế của các pit tông.

6. Để giảm rủi ro cháy nổ, đừng bao giờ xịt chất lỏng dễ cháy vào gần khi máy nén khí đang vận hành. Điều này là thông thường đối với Mô tơ và rờ le hơi nơi sản sinh ra các tia lửa khi vận hành.

7.Đừng bao giờ bịt các đầu hút (bô air) ở đầu pít tông, bởi nó có nhiệm vụ hút khí từ ngoài vào giúp cho các đấu đưa hơi xuống bình.

8. Tuyệt đối không bịt đầu hít của nút nhớt (sát bánh đà-quạt) bởi khi các piston vận hành cần phải hút đấy nhớt bôi trơn thông qua không khí từ ngoài vào.

9.Không tự ý điều chỉnh rơ le hoặcvan an toàn, bởi khi ta không biết định mức và sức chịu đựng của bình và máy sẽ dẫn đến rủi ro hoặc gây nổ bình khi áp quá cao so với qui định .

10.Phải đảm bảo rằng máy để ở nơi khô và thoáng mát.

11. Khi trời mưa hoặc vùng có hơi nước phải lập tức cho dừng máy tránh chập gây cháy nổ.

12. Luôn đọc hướng dẫn này trước khi vận hành máy nén khí may nen khi puma

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button