Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí Puma

Bảo trì, bảo dưỡng máy móc không phải là vấn đề đơn giản. Bảo trì, bảo dưỡng như thế nào để máy móc vận hành an toàn và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng. Đối với may nen khi puma cũng vậy. Để đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi xin giới thiệu kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí Puma như sau:

I. Bảo trì phòng ngừa
1. Bảo dưỡng hàng ngày
– Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kình thăm dầu
– Phụ thuộc vào độ ẩm của không khí mà xả bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng
– Kiểm tra xem máy có tiếng ồn bất thường không. Nếu có tiếng ồn bất thường cần xư lý kịp thời.

2. Bảo dưỡng hàng tuần
– Nếu bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và đãn đến quá trình giảm nhiệt, dẫn đén giảm tuổi thọ của nhớt. Vì vậy, cần phải làm sạch bộ lóc khí hàng tuần.
– Tất cả các linh kiện bên ngoài của máy phải được làm sạch sẽ. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khách thường và dầu bị cacsbon hóa ở các linh kiện van bên trong.
– Kéo vòng hay cần để kiểm tra hoạt động van an toàn.

3. Bảo dưỡng hàng tháng
Để đảm bảo máy nén khí hoạt động bình thường, ngoài việc kiểm tra các thiết bị hàng ngày và hàng tuần, chúng ta cũng cần phải kiểm tra hệ thống hàng tháng.
– Đầu tiên là kiểm tra rò rỉ hệ thống khí .
– Kiểm tra xem mức dầu có đúng theo mức quy định không. Nếu không thì nên thay ngay lập tức.
– Kiểm tra độ căng dây đai. Nếu độ căng bị giãn thì nên tăng độ căng của dây đai để vận hàng tốt hơn.

4. Bảo dưỡng hàng quý
Đối với việc bảo dưỡng hàng quý, chúng ta cần thay dầu, làm sạch muội than ở các van và đầu máy, kiểm tra và siết các bu lông, đai ốc nếu cần thiết. Cuối cùng là kiểm tra chế độ không tải của máy để đảm bảo máy vẫn hoạt động ở chế độ không tải.

II. Bảo trì sửa chữa

Ngoài việc bảo dưỡng máy nén khí Puma theo định kỳ thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến việc bảo trì sữa chữa, thay thế thiết bị hay phụ tùng cho máy nén khí.

1. Thay dầu và lọc dầu

thay dầu cho máy nén khí

Công việc thay dầu cho máy nén khí

– Đóng van xả từ từ để cho máy nén khí không tải khoảng 3 phút.
– Dừng máy và tắt nguồn điện.
– Khi áp suất trong thiết bị tách dầu – khí ngắt, mở đường dầu ra từ từ vừa ấn vừa xoay khoảng mười vòng.
– Dùng thiết bị mở đặc biệt để tháo lọc dầu, đặt nó vào chứa dầu và lau sạch, không để dầu chảy ra ngoài.
-Tháo lọc dầu. Tháo đường cắm dầu và khóa van dầu lại để bôi trơn tự động chảy vào bình dầu và không cho dầu làm nhiễm môi trường.
– Đóng van dầu và đặt đường cắm dầu làm đầy lượng dầu bôi trơn cho tới mức giới hạn và siết chặt lại đường cắm dầu.
– Kiểm tra lại hệ thông áp suất của bình chứa dầu khí sau khi dừng máy khoảng 5 phút. Khi mức dầu được duy trì, từ từ khóa đường cắm dầu và làm dầu bôi trơn tới mức giói hạn, siết chặt lại đường cắm dầu.

2. Bảo dưỡng lọc khí

Bộ lọc khí là thiết bị quan trọng của máy nén khí. Đó là một loại giấy lọc khô trung gian và độ lọc của nó khoảng 10 um.

Thay thế lọc khí cho máy nén khí

Thay thế lọc khí cho máy nén khí

– Nếu màu sắc bên ngoài của bộ lọc chuyển sang màu đỏ thì nên kiểm tra xem lọc khí có bị tắc không, nếu cần thì làm sạch hoặc thay thế.
– Sử dụng khó nén không quá 5 bar để làm sạch lọc khí, đẩy bụi bẩn ra ngoài.
– Không được làm sạch bộ lọc khí bằng nước, tránh va đập. Nếu bị hư hỏng, quá bẩn hoặc có dầu bên trong lọc khí thì cần thay thế kịp thời.
– Nhấn nút reset sau khi làm sạch hoặc thay thế lọc cho đến khí các màu trở lại bình thường.
– Chúng ta cần nên thay lọc khí sau 3000 giờ làm việc, nếu máy nén khí làm việc trong điều kiện xấu thì nên thay thế sớm hơn.

3. Bảo quản lọc dầu

Thông thường sau khoảng 500 giờ sau lần hoạt động đầu tiên, lọc dầu sẽ được thay thế và sau đó 2000 giờ thay một lần. Nếu thay dầu bôi trơn thì nên thay luôn lọc dầu. Nên thay thế trong thời gian ngắn hơn nếu máy nén khí đặt trong môi trường bẩn.

Các bước thay lọc dầu:

– Tháo lọc dầu bằng dụng cụ cầm sau khi máy đã dùng lại và nguội.
– Lau sạch vòng đệm của lọc dầu mới và thêm vào 1 lớp dầu sạch lên vòng đệm.
– Lắp một lọc dầu mới vào máy và chắc chắn vòng đệm của lọc dầu trên giá và siết chặt bằng tay khoảng một nữa chu trình.

Lưu ý : Cần phải tắt nguồn máy nén khí khi bảo dưỡng.

Trên đây là kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí Puma, hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách.
Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ theo hotline để được tư vấn. Xin trân trọng cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button