Bảo dưỡng máy nén khí Puma Đài Loan

I.Bảo trì máy nén khí Puma

1.Những lưu ý quan trọng khi vận hành Máy nén Puma

– Dừng may nen khi puma ngay lập tức khi xảy ra bất kì âm thanh khác thường.

– Không được nới lỏng ống dẫn, không mở bu lông và ốc hoặc đóng các van.

– Làm đầy dầu trở lại nếu như mức dầu quá thấp.

– Vận hành nên thích hợp với những sự thay đổi bao gồm: áp suất hệ thống áp suất, hệ thống nhiệt

độ, áp suất từng phần khác nhau, mức dầu và thời gian hoạt động.

2. Thực hiện thao tác vận hành Máy nén

a. Công tác chuẩn bị:

– Kiểm tra tất cả các CB, MCCB phải ở chế độ OFF.

– Kiểm tra các đèn báo đủ 3 pha A, B, C.

– Kiểm tra điện áp vào 380 ± 5%.

– Kiểm tra các thông số cài đặt

– Mở hết các van đường ra, vào bình chứa

– Kiểm tra mức dầu.

b. Quy trình khởi động Máy nén:

– Máy nén được trang bị hệ thống đóng ngắt tự động (với rơ le áp lực không tải), nó tự động không tải khi

khởi động và sẽ tự động tải sau khi đạt đến tốc độ.

– Nếu máy nén khí được trang bị bộ điều khiển tốc độ không đổi (van điều khiển không tải, cần dùng tay

điều khiển không tải) nếu có áp lực trong đường ống xả, để khởi động không tải máy nén khí phải được

hoạt động bằng tay sau khi đạt được tốc độ làm việc. Tất nhiên, chức năng tự động duy trì áp suất hoạt

động đến khi máy nén khsi Puma ngưng làm việc.

– Đóng công tắc và bắt đầu khởi động máy.

– Quan sát chiều quay, chiều quay ngược chiều kim đồng hồ khi ta quan sát từ phía bên cạnh của bánh đà

máy nén đối với tất cả các loại máy. Đối với máy ba pha, nếu chiều quay không đúng, dừng máy và thay

đổi hai trong ba dây pha của động cơ, khi đó chiều quay của động cơ sẽ đảo lại.

c. Điều chỉnh áp suất:

Trừ các yêu cầu khác, hệ thống điều khiển áp lực đã được cài đặt tại Nhà máy:

– Áp suất không tải: 10kg/cm2

– Áp suất tải: 7kg/cm2

d. Điều chỉnh rơ-le áp suất:

– Vặn vít điều chỉnh áp suất không tải theo cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất không tải và ngược lại để giảm áp suất không tải.

– Vặn vít điều chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, ngược chiều kim
đồng hồ để tăng áp suất.

3. Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng Máy nén khí Puma

Mt kế hoch bo trì tt tui thca máy sẽ tăng lên.Trước khi tiến hành bảo dưỡng, kim tra tng th

hoạt động làm vic của máy,đánh giá tình trạng của máy, đưa ra phương án bảo dưỡng tối ưu.

Bảo trì máy nén khí Puma

Bảo trì máy nén khí Puma

II/ Kế hoạch bảo dưỡng máy nén khí Puma

1. Bảo dưỡng hàng ngày:

– Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu.

– Xả bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.

– Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường (xem bảng xử lý các vấn đề bất thường).

2. Bảo dưỡng hàng tuần:

– Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và

giảm tuổi thọ nhớt.

– Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giảinhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Má

bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.

– Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.

3. Bảo dưỡng hàng tháng:

– Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí.

– Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.

– Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

4. Bảo dưỡng hàng quý:

– Thay dầu.

– Kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.

– Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết

– Kiểm tra chế độ không tải của máy.

5. Bôi trơn:

– Sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ (vòng/ phút) của máy sẽ đạt được như mong muốn, nằm trong tốc độ giới
hạn.

– Duy trì mức dầu luôn nằm ở giữa giới hạn và giới hạn dưới của kính thăm dầu.

– Ngừng máy, cho (châm) dầu vào.

– Không được đổ dầu cao hơn giới hạn trên và không được vận hành máy khi dầu dưới giới hạn dưới.

– Thay dầu vào 100 giờ làm việc đầu tiên và 1000 giờ cho các lần tiếp theo hoặc theo quy định. Có thể thay

sớm hơn thông thường trong điều kiện thông thoáng và ẩm ướt không tốt.

III/. Bảo trì máy nén khí Puma
1. Bảng xử lý các vấn đề bất thường:

  Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa
Khi máy nén khí Puma đang vận hành Chiều
quay
không
đúng
Cách đấu dây động cơ
không đúng
Đấu lại điện cho đúng
Ổ quay
nóng
1. Thiếu dầu bôi trơn
2. Dầu bôi trơn dơ bẩn
3. Trực khuỷu lắp sai
1. Bổ sung dầu bôi trơn
2.Thay dầu
3. Tháo ra và lắp lại
Vòng
quay
chậm
1. Sử dụng dầu bôi trơn có
độ nhớt cao
2. Sụt áp
3. Cực than bị mòn
1. Sử dụng dầu nhớt có độ nhớt
nhẹ hơn
2. Dùng qua ổn áp
3.Thay cực than
Máy
rung
động
Trục khuỷu bị cong Chuyển về Đại lý sửa chữa
Tiếng ồn
bất bình
thường
1. Van lắp hỏng
2. Pittong chạm lắp xilanh
3. ổ quay bị hỏng
. Siết đai ốc và bulong
2. Đặt thêm đệm lót vào xilanh
3. Sửa chữa hoặc thay mới
Khi máy vận hành Áp suất
không
thể tăng
cao hoặc
tăng tới
một mức
nào đó
không
thể tăng
được nữa
. Lá van mòn
2. Lò xo van yếu
3.Lá van bị bẩn
4. Rò rỉ van an toàn
5. Rò rỉ từ các lỗ bulong
6. Bề mặt tiếp xúc lá van
không phẳng
7. Rò rỉ từ séc măng
pittong
8. Đệm không khí không
đạt (đệm quá dầy)
9.Rò rỉ các van xả(nước
1. Sửa chữa hoặc thay lá van
2. Thay lò xo
3. Tháo và vệ sinh lá van
4. Sửa chữa hoặc thay thế
5. Siết chặt bulong đai ốc
6. Tháo và làm sạch bề mặt
7. Thay séc măng mới
8. Thay đệm mới
9. Thay mới
  Đồng hồ
đo áp
không
chính xác
Đồng hồ đo áp bị hỏng Thay đồng hồ mới

 

Dầu bôi
trơn tiêu hao
nhiều
1. Sec mang pittong bị mòn

2. Pittong bị mòn
3. Xi lanh bị mòn

Thay mới
Dây đai
bị trượt
1. Áp suất sử dụng quá
cao
2. Độ căng dây đai không
phù hợp
3. Dây đai mòn
1. Giảm bớt áp suất sử dụng
2. Điều chỉnh lại độ căng dây
đai
3. Thay mới
Nhiệt độ
động cơ
điện quá
cao
1. Áp suất sử dụng vượt
áp suất thiết kế, dẫn đến
quá tải cho động cơ điện
2. Pittong bị cháy
3. Ổ quay bị cháy
4. Sụt áp
1. Giảm áp suất sử dụng
2. Sửa chữa đầu nén
3. Sửa chữa hoặc thay thế
4. Dùng qua ổn áp
Thường
xuyên
xảy ra
giữa bật
tắt tải và
không tải
1.Đường ống bị rò rỉ
2.Thông số áp suất đặt
quá nhỏ
3.Khí tiêu hao không cân
bằng
1.Kiểm tra chỗ có thể bị rò rỉ
2.Đặt lại thông số mới
3.Tăng khả năng chứa của thùng
vàthêm van áp suất nếu cần
  Áp suất
cung cấp
thấp hơn
áp suất
khí ra
1.Mức tiêu hao của người
dùng lớn hơn lượng khí
cấp vào
2.Lọc khí bị tắc
3.Van nạp khí không thể
mở hết
4.Đường áp suất sai chức
năng hoặcthông số đặt quá cao
1.a,Giảm bớt sự tiêu hao khí
b,Kiểm tra xem khí có bị rò rỉ
trên đường ống
2.Làm sạch hoặc thay thế lọc
khí
3.Kiểm tra hoạt động của van
nạp khí
4.Sửa chữa hoặc thay thế đường
áp suất nếu không nên đặt lại
KHI MÁY
KHÔNG
THỂ
Không
hoạt
động
1. Cúp điện
2. Dây điện bị đứt

3. Động cơ điện bị hư
hỏng

1. Liên hệ nhà máy điện
2. Thay dây điện

3. Liên hệ nhà máy cung cấp mô

KHỞI
ĐỘNG
Cầu chì
dễ đứt
1. Cầu chì quá nhỏ
2. Đấu dây sai
3. Động cơ điện quá tải
4. Rò rỉ van xả đầu nén
dẫn đến động cơ điện quá
tải
5. Trục khuỷu của máy
nén quá chặt
1. Thay cầu chì lớn
2. Đấu dây đúng
3. Giảm tải động cơ điện
4. Tháo và sửa chữa van xả đầu
nén
5. Tháo và sửa chữa trục khuỷu

Mọi thắc mắc và tư vấn về các sản phẩm máy nén khí Puma . Qúy khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ

Trân trọng !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button