Máy phát điện và ứng dụng của máy phát điện trên thực tế hiện nay như thế nào?

Máy phát điện là gì? Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác. Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến hai loại máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu.

Cấu tạo của máy phát điện:

• Động cơ

• Đầu phát

• Hệ thống nhiên liệu

• Ổn áp

• Hệ thống làm mát

• Hệ thống xả

• Bộ nạp ắc-quy

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện:

1. Động cơ

Đây là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy. Nguồn nhiên liệu của máy phát điện thường là Diesel hay xăng, Propan (ở dạng lỏng và dạng khí). Cũng có thể là khí thiên nhiên. Với các dòng động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu Diesel, Propan lỏng hoặc khí tự nhiên. Bên cạnh đó thì cũng có một số máy dùng nguồn nhiên liệu kép là nhiên liệu Diesel và khí đốt.

2. Đầu phát

Bao gồm một tập hợp các bộ phận tĩnh và các thành phần có thể di chuyển được. Nó có chức năng sản xuất điện từ nhiên liệu cơ học được cung cấp. Các thành phần làm việc với nhau tạo ra chuyển động tương đối giữa từ và điện. Do đó tạo ra điện.

Stata/phần cảm: Đây là thành phần không thể di chuyển. Bao gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.

Rato/phần ứng: Đây là thành phần chuyển động tạo ra từ trường quay.

3. Hệ thống nhiên liệu có những tính năng thông dụng:

Bao gồm ống nổi từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ. Đây là dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu và ra động cơ.

Ống thông gió bình nhiên liệu: các bồn chứa nhiên liệu có một đường ống thông gió. Để ngăn chặn sự gia tăng áp lực hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa. Khi được nạp đầy bình nhiên liệu sẽ đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ và bể nhiên liệu. Để ngăn ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn.

Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống. Qúa trình này sẽ hạn chế nhiên liệu không làm đổ chất lỏng lên máy phát điện. Khi bị tràn trong quá trình bơm.

Bơm nhiên liệu chính là nhiên liệu sẽ được chuyển từ bể chứa chính vào các bể chứa trong ngày.

Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng. Để bảo vệ các thành phần khác trong nhiên liệu tổng hợp.

Kim phun: thực hiện phun chất lỏng dưới dạng phun sương bằng đốt động cơ.

4. Ổn áp

Ổn áp chính là bộ phận quy định điện áp đầu ra của máy phát điện.

5. Hệ thống làm mát

Liên tục sử dụng hệ thống làm lạnh và có thể làm nóng các thành phần khác nhau của máy. Máy phát điện cần thiết có một hệ thống làm mát và thông gió thu hồi nhiệt sinh ra trong quá trình.

6. Hệ thống xả

Hệ thống này có tác dụng: xử lý khí thải thoát ra từ máy phát điện. Ống xả thường được làm bằng gang, thép hoặc sắt rèn. Ống xả được gắn liền với động cơ bằng cách sử dụng kết nối linh hoạt. Để giảm thiểu rung động và ngăn ngừa thiệt hại cho hệ thống ống xả của máy phát điện. Các ống xả thông ra ngoài trời và dẫn đi từ cửa ra vào, cửa sổ và những lối khác. Hệ thống ống xả của máy phát điện sẽ không kết nối với bất kỳ thiết bị khác.

7. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống này có tác dụng giúp động cơ hoạt động bền và êm suốt một thời gian dài. Bộ phận động cơ của máy phát điện được bôi trơn bằng dầu được lưu trữ trong một máy bơm. Cần kiểm tra mức dầu bôi trơn sau khi máy hoạt động 8h. Việc kiểm tra này để ngăn ngừa rò rỉ chất bôi trơn và thay dầu sau 500h máy hoạt động.

Hướng dẫn sử dụng máy phát điện đúng cách.

1. Kiểm tra tổng thể máy phát điện trước khi sử dụng

– Tiến hành kiểm tra dầu nhớt bằng thước thăm dầu. Đảm bảo dầu phải luôn ở mức tối đa. Cũng như xem có đủ không,? Nếu thấy thiếu phải bổ sung. Để tránh tình trạng thiếu nhớt dẫn đến bó biên.

– Kiểm tra nước làm mát cho máy. Bằng két nước, nước phải luôn đầy. Để xem có đủ không, nếu thiếu phải đổ bổ sung. Để tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến nóng máy, bó Piston.

– Kiểm tra dây Curoa xem có trùng không. Nếu trùng thì phải tăng dây lên.

– Kiểm tra đầu bọc ắc quy xem có chặt không. Khi phát hiện thấy lỏng phải siết lại. Để tránh tình trạng mô ve nổ bình ắc quy. Hay chập cháy máy.

– Kiểm tra nước Acid trong bình ắc quy xem có đủ không. Khi thiếu phải đổ bổ sung.

– Kiểm tra cầu đấu ra phụ tải xem có lỏng không. Khi thấy lỏng phải siết lại. Để tránh tình trạng để lỏng dẫn đến mô ve chập điện, cháy máy.

2. Nổ máy phát điện

– Khi cho máy nổ khoảng 03 phút. Sau khi máy nổ phải thường xuyên đi kiểm tra vòng quanh máy. Để xem có bị rò rỉ dầu, nước ở đâu không. Khi thấy rò rỉ phải khắc phục ngay.

– Kiểm tra nhiệt độ nước của máy phát điện xem có ở mức an toàn không ( nhiệt độ an toàn là 70-90 độ)

– Kiểm tra máy hoạt động xem có tiếng nổ khác lạ không. Nếu có thì cần khắc phục ngay.

– Kiểm tra áp suất dầu nhớt  của máy phát có ở mức an toàn không? Với mức an toàn từ 2,5 kg đến 6 kg.

– Kiểm tra xem điện áp có đủ không (thông thường là từ 380V đến 400V)

– Kiểm tra tần số xem có đủ không? (thông thường từ 50Hz đến 52Hz)

– Khi áp suất, điện áp, tần số của máy phát không đủ thì phải chỉnh cho đủ.

– Cần kiểm tra nạp ắc quy xem có nạp không.

– Khi thấy tất cả các thông số kỹ thuật trên đã đảm bảo an toàn thì đóng Attomat ra phụ tải.

Chú ý:

Yêu cầu đóng tải phải đóng từ tải lớn xuống tải nhỏ. Tuyệt đối không để máy chạy quá tải. Như vậy sẽ dẫn đến gãy trục cơ, máy nóng bó piston… Khi máy đã làm việc phải thường xuyên đi vòng quanh máy kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy. Để kiểm tra áp suất dầu. Cũng như nhiệt độ nước và các đồng hồ V, Hz, A.

3. Tắt máy và vệ sinh máy phát điện

– Cắt hết các phụ tải, cắt Attomat, tắt máy sau khi không sử dụng.

– Bảo dưỡng máy phát: Phải vệ sinh công nghiệp trước và sau mỗi ca máy làm. Sau 200 giờ máy làm việc, chạy liên tục máy phải thay dầu nhớt, lược dầu và lược nhớt. Vệ sinh bình chứa nhiên liệu dầu Diesel. Dầu bôi trơn dùng cho động cơ diesel có tăng áp.

– Trong trường hợp môi trường nhiều bụi bẩn. Thì sau 200 giờ phải thay bầu lọc gió.

– Phải chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ.  Để đề phòng xảy ra sự cố.

Lưu ý: Cần đề nghị những ai không có nhiệm vụ không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.

Với những thông tin phân tích trên đây. Lạc Hồng hi vọng đã cung cấp đến quý khách hàng những thông tin hữu ích. Giúp quý khách hàng có thể nắm rõ hơn về dòng máy phát điện. Quý khách hãy truy cập lachongcorp.vn. Hoặc gọi đến số Hà Nội:  02422145952. Để được tư vấn và sử dụng những sản phẩm chính hãng. Chúng tôi cam kết nhập khẩu sản phẩm chính hãng. Với đầy đủ giấy tờ CO – CQ nhập khẩu. Chắc chắn sẽ làm hài lòng Quý khách hàng.

Call Now Button